Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 2 tháng 6, 2014

Ông bà đi kể chuyện



Ta nói: Nhân đọc cái tin Bánh xe tri thức đến với ngoại thành, liên tưởng đến cái bản đang dịch dở (cả nghĩa ẹc, lẫn nghĩa lở), nên đăng (đại) lên đây.
Bánh xe tri thức là một ý tưởng cực hay, nhưng nếu không làm thường xuyên... thì sẽ thành ra làm cho có.
Một việc mà làm cho có, hay cho có làm, thì đừng nên tính là việc đã làm.
Với cái bài mà ta dự định giới thiệu để chư vị đọc lướt lướt dưới đây, ta nghĩ hoàn toàn có thể nhân rộng


(bản dịch này chưa được gọt dũa, mông má, kèm với sự trợ giúp đắc lực của Wordrefenrence.com và Google traducir.)

Đây là câu chuyện về một nhóm người cao tuổi Argentina, với sự hỗ trợ của chính quyền, và của một công ty tư nhân, chuyên đi kể lại những câu chuyện một cách thu hút và quyến rũ nhất.
Bằng cách này, những người ông, người bà có thể đến với các em nhỏ, thiếu niên ở các trường học nông thôn, từ biên giới cho đến thậm chí cả ở những khu đô thị. Một tính cách quan trọng mà những ông bà cụ này phải có là bản thân phải có khiếu kể chuyện, biết cách dụ khị đám đông tập trung và thưởng thức một cuốn sách hay.
“Một lần nọ…” là câu nói diệu kỳ thường được dùng để bắt đầu bất kỳ một câu chuyện nào. Đến với thế giới của giấc mơ, ở đó, mỗi câu từ, thanh âm, hành động đều khuyến dụ người nghe du hành và tưởng tượng cùng những sự kiện, những nhân vật.
“Bà ơi, kể chuyện cháu nghe đi” lời mời mọc đến với thế giới tưởng tượng là cách bọn trẻ vẫn thường nói. Và cho dù cái công việc kể chuyện cổ xưa này tưởng như đã biến mất trong xã hội công nghệ và nghe nhìn đa phương tiện này, thì vẫn còn đó những người thích thú tận hưởng những lời kể, hay là biến những cuộc gặp gỡ tình cờ trong câu chuyện trở thành những mối giao tiếp đầy xúc cảm.

Đời sống của Lucy và Miguel vốn khác biệt nhau. Lucy Yanez (77 tuổi) từng học ở một trường dòng của Đức tọa lạc tại thành phố Puerto Octay, ở Lago Llanquihue, phía Nam của Chile. Ở đó, Lucy được học chữ và nhờ đó bắt đầu giấc mơ đánh thức những cuốn sách. Miguel Hamerszlak (83 tuổi) vốn là con trai của một gia đình Do Thái ở Ba Lan đến sống tại Argentina sau Đại chiến Thế giới I, đã có một tuổi thơ nhọc nhằn, đầy những lo toan. Mặc dù cha mẹ của cả hai đã không đọc cho họ nghe những câu chuyện, nhưng đã kể cho họ nghe những giai thoại của mình thời tuổi trẻ ở Âu châu.
Miguel đã học tiếng Castellano cách đây bốn năm, tiếp sau tiếng Idish. Bây giờ, sau khi đã sống một cuộc đời đầy trải nghiệm sâu sắc và phong phú với vợ mình - Susy, ông đã cùng Lucy, nhân vật chính của một nhóm kể chuyện, gồm 42 ông bà lão, tham gia những hoạt động của “Trung tâm đào tạo đọc trung gian” (centro de formación de mediadores de lectura).
Với nụ cười trên môi, họ đến với những ngôi trường, nơi họ được các em học sinh đón chào, hoặc đó là nơi họ được các cộng đồng mời đến.
Đâu là điều bí mất để duy trì sự thu hút đối với bọn nhỏ?
Dĩ nhiên, tôi hỏi câu hỏi này là vì với bọn trẻ ngày nay, thế giới của chúng đã đầy rẫy những hình ảnh mục sở thị, thay vì là những tưởng tượng.
“Phải có khiếu kể chuyện. Phải làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn đến mức người nghe hoặc phải cười, hoặc phải khóc.” – họ nói.
Họ đúc kết, điều quan trọng là phải biết trình độ học vấn của nhóm người nghe, tuổi tác, cấp lớp nào.. và nhiều điều khác nữa.
“Công việc của người hiệu trưởng là rất quan trọng bởi vì phải chuẩn bị nhiều thứ trước khi chúng tôi đến kể chuyện. Sự chuẩn bị đó vô cùng cần thiết để có thể hình dung được kỳ vọng của người nghe.” – Lucy nói.
Và bởi vì kể chuyện là một nghệ thuật, nên vì thế có thể huấn luyện.
Susy Zaudenberd (75 tuổi), vợ của Miguel Hamerszlak, từ Buenos Aires cùng với chồng mình, đến thành phố Mendoza nơi con gái họ đang ở. Bà ấy bị điếc, bất chấp điều này, vẫn tham gia vào các hoạt động kể chuyện như những người khác.
Thoạt đầu, Miguel phản đối chuyện đi theo bà và trở thành người đàn ông duy nhất trong nhóm 15 phụ nữ. Nhưng sau cùng, lại nhập cuộc và thậm chí “ghiền” hoạt động này.

(có thể còn tiếp, đón đọc nếu cũng ghiền)

Câu hỏi thảo luận: Liệu lúc về già, Càm Ràm ta có nên tham gia một hoạt động như vậy? Chỉ sợ, lúc đó bọn trẻ cứ đòi ta kể chuyện tình thì có khi cũng phiền.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét