Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 23 tháng 12, 2014

Vì sao ngày càng có nhiều ông già Noel bỏ nghề?


Theo một thống kê sắp đầy đủ của Hiệp hội các ông già Noel toàn cầu (lẫn cầu toàn), con số ông già Noel muốn bỏ nghề ngày càng tăng.
Tại sao? Họ áy náy lương tâm chuyện gieo vào đầu con nít một niềm tin giả dối rằng ông già Noel có thật trên đời? Không, câu trả lời là không. Thói đời ai cũng muốn lường gạt người khác, và càng lớn càng khó lừa (bạn chính là ví dụ, hồi nhỏ có thể lừa bạn có ông già Noel, chứ giờ bạn thèm mà tin vào), nên lường gạt được cho dù một đứa con nít, bất cứ ai cũng sẵn sàng làm.
Không hỏi lòng vòng bạn nữa… khi cảm giác bạn đã và đang sốt cả ruột rồi. Câu trả lời: họ lo sợ cho tính mạng của mình.
Số là, những năm gần đây, họ luôn nhận được một yêu cầu oái ăm từ các thiếu nữ là Xin ông già Noel hãy mang Dao đến cho con. Họ bèn lùng sục ra chợ tìm mua dao (mua bao nhiêu cho đủ), đêm đến tụt ống khói, gõ cửa nhà, leo cửa sổ để đưa dao vào cho các thiếu nữ.
Và thế là, một số nhà cảnh giác cao độ cho rằng đây là bọn cướp đội lốt ông già Noel đêm hôm mang dao vào tính cướp của, nên đã tấn công các ông già Noel. Một số thiếu nữ thất vọng khi thấy món quà mà họ mong đợi đã bị ông già Noel hiểu sai nên rút dao quà tặng đâm luôn ông già Noel.
Thế đấy, cứ tưởng chữ Dao viết hoa là nhấn mạnh, ai ngờ, các thiếu nữ muốn đề cập tên một người đẹp trai, thông minh, hài hước…
Viết thêm, nếu các ông già Noel có tìm hiểu nguyên bản của bài hát Bài thánh ca đó còn nhớ không em/ Noel năm nào chúng mình có nhau/ Long lanh sao trời thêm đẹp môi mắt/
Áo trắng em bay như cánh thiên thần/ Giọt môi hôn dưới tháp chuông ngân
… thì sẽ đưa đúng quà mà các thiếu nữ mong muốn.
Lời nguyên bản như sau: Chàng Thánh Ca đó, còn nhờ không cưng/ Noel năm nào chỉ mình có Dao/ Long lanh sao trời đẹp xinh đôi mắt/ Áo trắng anh mang như cánh thiên thần/ Giọt môi hôn dưới tháp chuông ngân
Chúc em một Giáng sinh ấm áp vì đã có Dao trong tim, và biết đâu đang cầm dao trên tay.

Thứ Ba, 11 tháng 11, 2014

Từ chị bán cóc... đến em kim cương

Bấy lâu nay, không gặp lại cái chị bán cóc ở góc ngã tư Võ Văn Tần - Trương Định nữa. Không biết điều gì đã xảy ra với chị ấy. Cầu mong là chị đã trúng vé số tiền tỉ... nên giờ chuyển sang mua cóc ăn chứ không phải bán cóc.
Nói là để ghé ngồi nói chuyện với chị, mà lần lữa mãi... đến nay thì không gặp lại chị.
Có một hôm, ghé chị mua cóc,  nhưng chị chưa gọt kịp. Chị nói mình chờ vài phút thôi, nhưng mình lại bảo thôi, và chạy đến một chị khác... đứng gần gần đó. Mình có bận rộn gì cho cam, lẽ ra nên đứng chờ, mua cho chị, rồi trò chuyện luôn dăm điều ba sợi.
Chị mà nay mình không gặp nữa luôn bán cho mình với giá 30k/ hộp. Trong khi cái chị kế đó, bán với giá 35k.... và khi nghe mình nói sao đằng kia bán có 30k thì đây lại bán 35k, thì bảo ừ thì sẽ bán 30k.
Giờ thì mình đang mua với giá 25k ở một em khác. Em này có một đôi mắt nâu rất đẹp... mà mình đã một lần khen. Lần khen đó, không biết có phải vì lời khen của mình, mà ẻm thối tiền bị nhầm lẫn và sự thiệt hại thuộc về ẻm. Hôm sau, mình ghé trả lại tiền nhầm trong đôi mắt tròn xoe lạ lẫm của ẻm và những người gần đó. 
Đôi mắt ẻm cũng làm mình nhớ... một đôi mắt của một ẻm khác. Giờ không biết cái ẻm khác đã đi đâu về đâu, chứ hồi đó là chủ một quán cà phê ngắm máy bay ở quận Gò Vấp... và ẻm cũng đồng thời là "mẫu" trong một bức ảnh từng đoạt giải một cuộc thi ảnh xuân trên báo Tuổi Trẻ Online. Trong ảnh, ẻm vào vai bán dưa hấu.
Haiza, vậy là chị bán cón, mình cà kê dê ngỗng qua em bán dưa hấu (trong ảnh) và bán cà phê trong đời.
Rồi đang viết về em cà phê này, tự nhiên mình nhớ qua một em bán nước sâm ở trước Vương cung Thánh đường Đức Bà. Hồi đó, cái hồi sinh viên, mình hay uống nước sâm do em này bán, nói chuyện trên trời dưới đất. Giờ không nhớ cái mặt em tròn méo làm sao chỉ nhớ dáng hình em tròn tròn.
Cuộc đời có những gặp gỡ, cũng vui, nhưng rồi cũng chỉ là đi lướt qua nhau.
Bao giờ mình nhớ sang em bán kim cương, hột xoàn... nghĩa là lúc đó mình đã giàu to.

Thứ Hai, 27 tháng 10, 2014

Ba, nước lá sakê và... tiểu đường



Ảnh lấy lại từ phunu.net trong một bài nói về lá sakê

Dạo này, ba từ quê vô SG ở với mình. Đây là một sự hy sinh lớn, vì đa phần bạn bè, thói quen của ba vẫn ở quê. Người ta cũng nói rồi, càng có tuổi càng muốn ở quê nhà, chứ chẳng ai muốn rời xa. Nhà mình lại ở vùng ngoại ô Sài Gòn… nên đi lại các kiểu đều bất tiện. 

Ba vô ở với mình, thành ra bị “trói chân trói tay”. Trong những cú điện thoại với bạn bè ngoài quê của ba mà mình tình cờ ngồi gần loáng thoáng nghe được, mình cảm nhận nỗi nhớ nhà của ba, cảm nhận được những bất tiện ba đang phải chịu. Mỗi lúc như thế, mình chưa kịp nói gì, thì ba đã nói: “Con yên tâm đi, ba hòa hợp hoàn cảnh rất giỏi”… 

Ba với con ở gần nhau, tiếng là để con chăm sóc ba, theo dõi sức khỏe của ba. Cũng có phần như thế, qua việc mình chở ba đi khám sức khỏe, mua thuốc uống, nhắc nhở ăn uống này kia, và quan trọng nhất là hàng ngày được thấy ba, để hình dung ba đau ốm hay mạnh khỏe như thế nào. Thấy trước mặt, vẫn yên tâm hơn nghe qua điện thoại, vì chắc chắn, lúc nào qua điện thoại ba cũng nói: ba khỏe mà. Như hồi mẹ còn sống cũng vậy, tối nào điện thoại về nhà, mẹ cũng nói mẹ khỏe mà, mẹ khỏe mà… rồi có ai ngờ.

Nhưng nói cho đúng, thì mình chưa chăm sóc sức khỏe cho ba là nhiêu, ba đã chăm sóc sức khỏe của mình là nhiều. Đoạn này cũng phải mở ngoặc, cái tiếng Việt nó kỳ diệu, ở chỗ chữ mình này có thể hiểu là ba tự chăm sóc cho chính ba, mà cũng có thể hiểu là chăm sóc cho người viết những dòng này tự xưng ở ngôi mình. Xin chú thích rõ, đang áp dụng cho trường hợp thứ hai.

Mỗi bữa sáng, ba thường dậy lúc 3g sáng, vì nói như ba là có muốn ngủ thêm thì cũng đã no mắt. Ba lúi húi nấu cho mình mấy chai nước lá sa kê khô. Đoạn này lại phải mở ngoặc giải thích chút, nghe nói rằng, ai bị tiểu đường, uống nước nấu từ lá sa kê khô sẽ tốt. Đúng sai, thì chưa thấy tài liệu khoa học nào nói, hỏi bác sĩ thì bác sĩ cũng không chắc chắn. Nhưng đúng là, nghe tốt cho sức khỏe, mà uống vô cũng chưa thấy tác hại gì thì “ngại gì không thử”.

Sau đó, ba xuống sân đi bộ tập thể dục… chừng 40 phút. Trên đường đi, thế nào ba cũng để ý xem… có cái lá sa kê khô nào rụng xuống, thì sẽ lượm cầm về để dành.

Mình viết những dòng này, để cảm ơn ba. Vì mình cũng vừa nhận một tin nhắn là “ba đã về nhà rồi”. Sáng nay, ba đi xe buýt sang Sài Gòn để cà phê với mấy người bạn, và giờ thì đã về và nhắn tin để mình yên tâm.

Khuyến mãi, đọc thêm:
Theo một bài báo vừa mới đọc được, thì người bị tiểu đường thường có ba triệu chứng là sụt cân, ăn nhiều và tiểu nhiều. Giờ thì đã rõ vì sao nó có tên tiểu đường hay đái tháo đường. Ấy là vì cái nguyên do tiểu nhiều. Thử ngẫm mà coi, tiểu nhiều mà chạy ngoài đường thì làm sao tìm toalet kịp, chỉ còn cách tiểu ngoài đường. Mà tiểu nhiều cũng còn nghĩa là đái lâu… thế thì tháo đường tháo sá rồi.

Thứ Bảy, 25 tháng 10, 2014

Thắc mắc


Mình không nhớ từ bao giờ thì trên Tuổi Trẻ Online có mục giới thiệu tờ báo giấy ngày mai sẽ có những gì. Trước đó, mình thấy tờ Thể thao văn hóa cũng được giới thiệu trên bản online. 
Và hiện nay, tờ Thanh Niên, Phụ Nữ TP.HCM cũng đang làm. (có thể có nhiều tờ khác nữa, nhưng mình không biết, và không để ý).
Mình không rõ được có bao nhiêu bạn đọc bấm vô đọc cái tin rao đó, dù chuyện này, về mặt kỹ thuật dễ òm, thống kê cái rẹc (hay cái rẹt?)
Mình cũng không chắc lắm chuyện bạn đọc báo mạng sau khi đọc quảng cáo về báo giấy thấy hấp dẫn thì sẽ đi mua tờ báo giấy? (hay có tâm lý là đợi báo mạng đăng lên rồi đọc - mà cũng biết đâu, tiện thì đọc, không thì thôi.)
Với cái câu hỏi tức thì ở trên nó làm lòi ra thêm cái câu hỏi này: Cái cách giới thiệu như vậy có làm báo giấy tăng/ giảm số lượng? - mình không trả lời được.



Nhưng mình có nghĩ đến một ngày mai rất gần, đó là các tờ báo giấy phải xuất bản thêm (hoặc chỉ tồn tại ở) dạng e-paper thì cái cách giới thiệu như thế này, có thể làm nên công dụng, ít ra cho gói bán lẻ, mua ngày nào đọc ngày đó.




Và khi chuẩn bị chèn mấy cái hình minh họa vô thì mình lại có thêm một câu hỏi khác: Vậy nếu việc quảng cáo/ giới thiệu tờ báo giấy được thực hiện trên facebook sẽ như thế nào nhỉ? 

Tuổi Trẻ 26-10: Bỗng dưng nhà biến thành hầm http://tuoitre.vn/tin/ban-doc/20141026/tuoi-tre-2610-bong-dung-nha-bien-thanh-ham/663244.html

Thứ Ba, 7 tháng 10, 2014

Này đọc sách

Đọc sách





Và đọc sách





Hai bức hình này lưu lại từ một bài báo trên El País, viết về đất nước Phần Lan - một đất nước mà người dân rất siêng đọc sách.
Theo chú thích hình thì rằng là: Sala de lectura de la biblioteca de la Ciudad del Arte y el Diseño de Helsinki - chụp ở thư viện ở thủ đô Helsinki.
Đang đọc cuốn Người ngủ thuê - nếu dịch vụ này có thật, cũng sẽ sử dụng để có thêm thời gian đọc sách.

Thứ Sáu, 3 tháng 10, 2014

Nụ cười

Ngày thứ sáu tuần đầu tiên của tháng mười hàng năm được chọn là ngày Nụ cười thế giới.
Không nhớ hôm qua, mình cười nhiều hay mếu nhiều? 
Hay chưa đến mức mếu mà chỉ nhăn nhăn cái mặt khó ưa thường trực (dù đẹp trai)
Khi thế giới đã phải chọn một ngày để nói chuyện nụ cười, cũng đồng nghĩa cuộc sống mỗi lúc mỗi héo hắt niềm vui, thiếu thốn nụ cười.
Ngày thứ sáu đầu tiên của tháng mười năm 2014 là ngày 3-10. Ngày 3-10- 1990 cũng là ngày nước Đức thống nhất.

Chủ Nhật, 21 tháng 9, 2014

Alzheimer và chuyện nhớ, quên




Acabo de leer una informacion interesante en ElPaís, que trata que hoy (el día 21 de septiembre) es el ‪#‎DiaMundialdelAlzheimer.

Esta tarde, cuando tomaba café antes del trabajo, escuché un hombre viejo hablando solomente. 

Pensaba que él está enfermo de Alzheimer. 



Mi abuela ahora está enferma de Alzheimer también. Ella no ha recordado nada ultimamente.

"Ellos saben el final que les espera. Pero luchan cada día por ser felices" es una frase del articulo sobre ‪#‎DiaMundialdelAlzheimer.

Gracias a Google Traducir, lo sé que significa: "Họ biết kết cục đang chờ đợi họ. Chiến đấu mỗi ngày cho hạnh phúc".

Sao biết họ biết? Có chắc quên là hạnh phúc?

Không khỏi không nhớ hai câu thơ trong một bài thơ ngày xưa đã đi tới đi lui trong sân nhà để cố học thuộc, rốt cuộc chỉ nằm lòng hai câu:

Tại sao nhớ những điều đáng ra phải quên
Tại sao quên những điều lẽ ra phải nhớ.”

Chiều nay, trong quán cà phê, khi nhìn ông cụ lẩm bẩm nói chuyện một mình về những sự kiện nào đó, liên tưởng đến chuyện đã quên sạch tất cả của bà ngoại, lại tự hỏi mình mai mốt về già, mình sẽ ra sao.

Và que sera, sera!

Thứ Sáu, 19 tháng 9, 2014

Ngày 19-9 - bầu



Hoy, el día 19 de septiembre de 2014, los escoceses votan para dicidir que Escocia mantenga íntegro el Reino Unido de Gran Bretaña e Irlanda del Norte o llegue a ser un país independiente.

Otra información interesante es que en el día 19 de septiembre de 1893,  por primera vez, las mujeres pueden votar. Con la sanción de la ley que aprobaba el sufragio femenino, Nueva Zelanda se convirtió en el primer territorio del mundo en el que las sufragistas consiguieron su objetivo.

Espero que todo el mundo pueda decidir todas cosas gracias a la votación.

Hôm nay, 19-9-2014, người dân của xứ đàn ông mặc váy đi bầu để quyết xem sẽ gắn bó với Anh hay không (và như đã biết: họ chọn việc ở lại).

Tình cờ biết được nhờ trang Historia rằng: Đúng cách đây 121 năm, người mặc váy thực sự lần đầu tiên có quyền bầu cử. Và Tân Tây Lan là cái xứ sở đầu tiên trên quả đất này đem đến cho một nửa thế giới cái quyền rất chi nam nữ bình quyền đó.

Giá tất tần tật mọi thứ trên cõi đời này đều giải quyết bằng cách bầu cử mà quyết định.

Lại nói thêm về chuyện bầu. Trong cái chuyện bầu cử, thì phụ nữ chỉ được bầu từ năm 1893. Nhưng trong chuyện bầu bì, đàn ông còn phải chờ có khi cả trăm, hoặc ngàn, thậm chí vài trăm ngàn năm nữa mà chưa chắc được. Cũng may, bù lại, đàn ông giúp phụ nữ chuyện bầu bì.


Thứ Bảy, 13 tháng 9, 2014

Viết ngắn 1

Tặng chị VL

Chị rủ (rê) mình Viết ngắn. Mình hào hứng nhưng không dám nhận lời, bởi sợ thói nói dài, viết dài đã (lây) nhiễm trong người hồi nào không hay… khi viết sẽ dây cà dây muống. Kiểu như mình quen lòng thòng báo, đài “tham gia giao thông” thay vì “đi đường”, “điều khiển xe lưu thông” thay vì chỉ cần “chạy xe”. Hay là biểu ngữ đầy đường “Nói không với việc sử dụng ma túy”, chỉ cần ngắn (gọn) là “Đừng chơi ma túy”. Ấy là chưa kể việc tiêm nhiễm hội họp “kính thưa các loại” (!?)
Cũng biết đâu được, chuyện (nghe) nói dài đã thành thói quen, có khi nói ngắn lại kỳ kỳ. Vô họp mà kính thưa người này, thiếu đi người kia có khi cũng kẹt. Hoặc đã quen “tiến hành thực hiện” chuyện gì đó, mình nói mỗi chữ “làm” nghe có què cụt, bất lịch sự không?
Nói ngắn gọn, mà làm người đọc thấy thấm thía, nghĩ suy, hoặc đơn giản có khi chỉ là một cái cười haha thoải mái, là điều khó vô cùng. Để nói một hiểu mười không chỉ lệ thuộc trình người nghe mà người nói cũng phải biết dùng từ dễ hiểu, đắt giá, lại còn dây dưa mối giao cảm giữa người nghe, kẻ nói.…
Nhưng trên hết mình biết là sợ nhận lời mà không làm được thì coi sao đặng… Vì như vậy là gián tiếp làm khổ bà chị… đặt niềm tin sai người. Đâu dễ dàng nhận lời làm một việc nào đó rồi sau đó đổ thừa “thiếu trình độ”, “năng lực còn hạn chế” (cụm từ này dân gian ngắn gọn là “ngu mà lì”).

Nên khất chị, dạ thôi thôi em không dám, chỉ hứa khi mô có chi hay ho, em xin sẵn sàng gửi chị, trước đọc cho vui, sau chị thấy hay ho thì chị cứ xài.

Thứ Năm, 28 tháng 8, 2014

Fados



Ayer, volví a ver a la palabra fados (canciones populares urbanas de Portugal). Unos años pasados, compré un disco compacto sobre fados. En aquel momento, no sabí que fados es de Portugal. Después, yo lo vía algunas veces. Y la verdad es que no me gustaba.
Hoy escribo este documento para recordar la palabra fados. Espero que tengas una oportunidad para disfrutar fados en Portugal.

Chủ Nhật, 24 tháng 8, 2014

Un buen fín de semana

Hace un tiempo largísimo sin ver ninguna película en casa. Esta tarde, quedo en casa viendo una película se llama El secreto de sus ojos (del director Juan José Campanella)
Lo que pasa es que solo puedo entender 60-70% del contenido a pesar de que la película haya subtitulo en inglés. Y después, gracias al link wikipedia, la he entendido.
Pero, la verdad es que quiero escribir aquí es que he pasado una tarde tan tranquila.
Sobre el disc de la película El secreto de sus ojos, la que compró en HN unos año pasados. Y cuanto tiempo sin viajar a HN, dónde tenía muchisimas memorias.

Gracias a esta tarde.