Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2014

Báo chí - thay đổi hay là ngắc (t) ngứ



Nhân đọc được bài này trên El País, chọn dịch một sô đoạn liên quan... về báo chí... trong mạng.


Alan Rusbridger - Director de 'The Guardian' y premio Ortega y Gasset

Alan Rusbridger – sếp của tờ The Guardian vừa được báo El País (của TBN) tôn vinh với giải thưởng Ortega y Gasset với sự nghiệp báo chí của ông. Giải thưởng Ortega y Gasset ra đời từ năm 1984, do báo El País sáng lập, lấy theo tên của một nhà báo, một triết gia người TBN có tên đầy đủ là José Ortega y Gasset (sau này trên thế giới biết đâu sẽ xuất hiện những nhà facebooker kiêm triết gia)
Những người tôn vinh nhà báo Alan Rusbridger đã nhấn (rất) mạnh rằng: Ông (tức cái người mang tên Alan Rusbridger ấy) đã đấu tranh (chắc cũng nhiều lần mệt mỏi) để bảo vệ báo chí và cho thông tin của người dân.
Ông Alan Rusbridger đã chat (từ tiếng Việt ta là giao lưu trực tuyến) cùng bạn đọc trên chính cái tờ El País, mà bổn mỗ hân hạnh ngồi lược dịch (chứ dịch nguyên con, sợ sai nhiều hơn trúng) sau đây.
¿Hay vida para el papel en los medios escritos? ¿Por qué los grandes medios se están adaptando tan tarde y tan mal a Internet? Thanks
Hình như, câu trên ngoài chữ Thanks chắc chắn có nghĩa cám ơn rồi, thì phần còn lại được hiểu là Liệu báo in có còn tương lai sống sót, và cái tại làm sao mà các phương tiện truyền thông thích ứng với internet không những chậm mà còn tệ thế?
Alan Rusbridger: Los medios de comunicación impresos (các phương tiện truyền thông in – tức báo/ tạp chí giấy, nhỉ?) đóng một phần cần thiết và gần gũi với (cái bọn – từ này người dịch tự thêm vô giỡn chơi) nhà báo, và chắc chắn cũng rứa trong tương lai gần (chứ xa ai mà nói được – cái này người dịch cũng tự thêm vô). Phần lớn các nhà báo hiểu rằng, ở các nước phương Tây – rằng báo in đang está en declive, tức là trên sườn dốc (ý là tụt xuống ấy nhỉ, dù cách ví von này, thì báo điện tử cũng đang trên sườn dốc đó thôi, có điều là nó leo lên), và việc phải adaptarse tức thích ứng với kỹ thuật số sẽ là chuyện vô cùng quan trọng nếu muốn tồn tại (hay bóng bẩy là sống còn).
Những đổi mới thuật số này (như máy tính, mạng xã hội – redes sociales, điện thoại di động, video và nhiều thứ hầm bà lằng xá cấu khác nữa – đoạn này trong bài có mở ngoặc đàng hoàng, người dịch hổng có tự ý thêm vô), ta nói (cái từ ta nói này chọt chút chơi) phải được phát triển (dĩ nhiên rồi) để hỗ trợ cho báo in này kia nọ. Nhưng mà hổng dễ à nha.
Rất nhiều tờ báo đã trải qua quá trời thời gian để hiểu ra cái sự thay đổi nhanh chóng này và lo ngại chuyện những sản phẩm lẫn nội dung của mình đang bị chiếm lĩnh. Thực hiện sự thay đổi này quả là một bài tập khó nhằn cho bất cứ ngành công nghiệp hay tổ chức nào. Và với báo chí, không thể là ngoại lệ.
 ¿Cree que The Guardian se sostendría con un 'paywall'? ¿Un negocio como un magazine sería mejor para un paywall que un periódico diario? ¿Qué piensa del formato de negocio? Gracias
Ông có nghĩ là The Guardian sẽ xài chiêu “paywall” (trả tiền mới được đọc) không? Có phải tạp chí thì xài chiêu này hiệu quả hơn so với nhật báo? Ông nghĩ gì về cách thức kinh doanh này? Đa tạ.
Chúng tôi chưa bao giờ đóng cửa với ý nghĩa trả tiền mới được đọc. Nhưng mà chưa có ai trong bộ sậu của The Guardian (cả kinh doanh lẫn nội dung) đẩy mạnh chuyện này. Những ấn bản điện tử của chúng tôi tiến bộ rất nhanh nhờ vào lượng độc giả khổng lồ (100 triệu lượt người đọc trong một tháng). Và kế hoạch trong thời điểm hiện tại là tiếp tục con đường phát triển này.
Chúng tôi không muốn dựng lên một chướng ngại vật giữa tờ báo với độc giả. Tôi không có ý nói mô hình này là lý tưởng cho tất cả loại hình truyền thông. Sẽ tốt hơn nếu mỗi loại hình áp dụng một kiểu kinh doanh khác nhau. Tạp chí thì khác xa với nhật báo. Nhật báo ở New York thì không thể áp dụng cách phát hành như ở Madrid, Delhi hay là Edinburgo (tức là Edinburgh - thủ đô và là thành phố lớn thứ hai của Scotland, theo Wikipedia). Tôi ngờ rằng là hổng có cái mô hình duy nhất nào được. Phải bắt đầu thử các cách khác nhau thôi. Và đó là điều nên làm.
Señor Rusbridge, buenas tardes. Cuàles son a su juicio los retos que debe afrontar el periodismo del siglo XXI ante el avance q están experimentando las nuevas tecnologías? Un afectuoso saludo
Chào buổi chiều ông Rusbridge. Ông có quan điểm như thế nào về những thách thức mà báo chí phải đối mặt trong thế kỷ 21 trước khi trải qua những tiến bộ của kỹ thuật mới. Chào ông chân thành (tay thì sao?)
Chào buổi chiều, Patricio. Chúng ta phải chỉ ra cho được cái gì có thể làm trong mảng báo chí, cũng như làm thế nào để thích ứng với tất cả những gì đang diễn ra giữa cái cuộc cách mạng lạ kỳ này. Chúng ta đang sống trong một thế giới mà bất kỳ ai cũng có thể là người sáng tạo, người biên tập. Bằng cách nào để thích ứng nền báo chí của chúng ta trong một hệ sinh quyển báo chí mới với viết, video, phát hành, phản hồi và chia sẻ? Cái gì là thứ chỉ mỗi chúng ta có thể làm? Đó là những câu hỏi lớn (không lời đáp?)
Và chúng giúp đỡ chúng tôi nghĩ đến đến chuyện tìm kiếm mô hình kinh doanh. Và cả những câu hỏi khó là làm sao nhà báo lẫn kỹ thuật viên có thể làm việc tốt hơn trong quá trình chuyển đổi này. Báo chí luôn cần thiết. Chưa bao giờ có một cơ hội lớn hơn lúc này, nhưng mà chúng ta đừng phạm sai lầm: đó là thích nghi, chấp nhận thay đổi chứ không phải ngồi đó mà cố chống lại chúng (chống mà được à, đè cho chết bây giờ)

Thứ Hai, 26 tháng 5, 2014

Có mặt? - Có mặt! - Có mặt....

Chôm lại (từ chôm nghĩa là chưa xin phép từ blog của cô em gái) và lòng suy tư cùng vô vàn lợn cợn nỗi buồn, nhớ, thương, hầm bà lằng xá cấu...

Có mặt

Lúc đầu, mình tập thói quen gọi điện thoại cho ba mẹ hằng ngày vì mình muốn hiểu ba mẹ hơn. Sau một thời gian, mới biết rằng, mình đã muộn rồi. Ba mẹ đã lớn tuổi, giờ chuyện gì cũng vầy vậy thôi, con cái hiểu hay không hiểu ba mẹ cũng không quá quan trọng nữa.

Có một buổi chiều, lúc đó khoảng 4 giờ kém, mình gọi cho ba. Ba đang đón N... ở nhà trẻ, nên mình chỉ nói được một vài phút. Bao giờ mình cũng đợi ba hoặc mẹ tắt máy trước, mình mới tắt máy. Không biết sao, lúc đó ba không nhấn nút tắt di động, ba cứ để di động vậy, rồi cho vào túi áo, vậy là mình nghe lỏm được ba và N... nói chuyện:

- Ba: Thôi chừ mình về hè
- N...: Không, N... thích ở lại chơi
- Ba: Chơi à? Nhưng các bạn về hết rồi.
- N...: N... thích ở lại chơi
- Ba: Chừ N... lên xe rồi ông ngoại chở về hí
- N....: Ra ngoài kia chơi đi ông ngoại
- Ba: Ừm, ra ngoài kia chơi.

Rồi sau đó là tiếng xe cộ, tiếng còi, tiếng ba nói gì đó, tiếng N... nói gì đó, và nhiều thứ âm thanh khác nữa mình không nghe rõ... Mình không biết ba đang chở N... đi đâu chơi. Đợi một lúc, lại nghe thấy tiếng xe máy dừng lại, và tiếng mẹ nói gì đó. Hình như mẹ ra tận cửa ngõ đón ba và N.... Rồi N... la lên:

N...: ơh, mình về nhà rồi
Ba: ừ, về nhà rồi.

Sau đó, mẹ bế N.... xuống, hỏi N... chuyện trường lớp, rồi hỏi ba chuyện đón N.... Ba méc mẹ là N... không chịu về mà đòi ở lại trường chơi. N... nói vói theo, N... có đòi chơi mô.

Nghe toàn bộ việc này qua điện thoại, vừa nghe vừa tưởng tượng cảnh đó trong đầu, mình cảm động suýt rơi nước mắt. Rồi nhận ra, việc mình gọi cho ba mẹ hằng ngày không phải vì cái gì to tát hết, mà chính vì điều giản dị này: mình được có mặt trong cuộc sống của ba mẹ, biết được ba mẹ đang làm gì, đang như thế nào.

Việc mình lên SG với mẹ để sửa nhà TQĐ cũng vậy, dù mình không hề có chút kinh nghiệm nào. Nhưng mình sẽ có mặt bên mẹ, để khi mẹ cần, mẹ chỉ quay sang là có. Như ba mẹ đã từng luôn có mặt, luôn sẵn sàng, và luôn gần bên mình trong hơn 30 năm qua.

10 lối tư duy khác biệt của người giàu



Nhân đọc được 10 lối tư duy khác biệt của người giàu ở đây.
Bèn có đôi lời trao qua đổi về.

1. Người giàu tin rằng thói quen có tác động lớn đến cuộc sống của họ - Đồng ý. Vì thế tôi có duy trì cho mình thói quen mua vé số.

2. Người giàu tin vào giấc mơ Mỹ - "Giấc mơ Mỹ là ý niệm về tiềm năng không giới hạn của bản thân và bạn có thể làm điều đó một mình" – tôi thì tôi mơ lung tung, trong đó có giấc mơ đi Nam Mỹ.

3. Người giàu luôn xem trọng các mối quan hệ có giá trị - Thế nào là mối quan hệ có giá trị?

4. Người giàu thích gặp gỡ nhiều người mới trong cuộc sống của họ - Hồi xưa, tôi cũng thích. Giờ chán rồi.

5. Người giàu nghĩ rằng tiết kiệm là cực kỳ quan trọng - Mọi người nên thấm nhuần nguyên tắc 80/20: Tiết kiệm 20% thu nhập, và chỉ nên tiêu 80%. – ok, tôi sẽ cố gắng tiết kiệm 20% thu nhập.

6. Người giàu luôn xác định rõ những việc họ phải làm trong cuộc sống - Người giàu suy nghĩ: Chỉ cần vạch rõ mục đích trong cuộc sống và có quyết tâm thì có thể làm nên bất cứ điều gì. – Lý thuyết là thế. Mục đích của tôi là trúng số mà mua vé số hoài có trúng tiền tỉ đâu.

7. Người giàu tin rằng sự sáng tạo có giá trị hơn trí thông minh – Đồng ý… vì nghe có lý.

Trong khi, hầu hết những người giàu có tin vào khả năng sáng tạo có ảnh hưởng tích cực đến thành công thì đa phần người nghèo lại nghĩ rằng là "tài năng trí tuệ" mới là điều quan trọng.

Người giàu có cũng tin rằng sự giàu có thường đến tình cờ. "Nếu bạn nhìn vào số liệu thống kê của tôi, bạn sẽ thấy rằng có rất nhiều người giàu có từng là là sinh viên trung bình. Vì vậy, có nhiều cách dẫn đến sự giàu có chứ không chỉ phụ thuộc vào thông minh” - Ừ, trúng số là một ví dụ.

8. Người giàu yêu thích công việc của họ - Việc làm ra tiền thì cũng nên thích.

Trong thực tế, 86% những người giàu có làm việc trung bình 50 giờ hoặc hơn mỗi tuần (con số này ở người nghèo là 43%), và 81% nói rằng họ làm việc nhiều hơn yêu cầu công việc đặt ra (chỉ 17% người nghèo làm như vậy). – Cái này thì ừ à ầm ừ à…

9. Người giàu tin rằng sức khỏe có ảnh hưởng khá nhiều đến thành công của họ: Tôi không thể kiếm tiền trên giường bệnh" – câu này của nhiều chuyên gia, và tôi nghĩ cần bổ sung: a. Tốn nhiều tiền khi trên giường bệnh; b. Người có thể kiếm tiền khi trên giường bệnh là bác sĩ kiếm tiền khi bệnh nhân nằm trên giường bệnh.

10. Người giàu sẵn sàng chấp nhận rủi ro – Nói đúng hơn là cơ may chứ. Tôi vẫn đều đặn mua vé số đây. Và chấp nhận một rủi ro là những tờ vé số tôi mua có thể không trúng.