Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2013

Vậy coi được không?



Tôi thích nghĩ rằng phần lớn các vấn đề của thế giới đều có thể giải quyết được, nhưng không phải chỉ trong một đêm, và chính điều đó lại tạo ra một thách thức. Chúng ta sống trong một xã hội quen hài lòng tức thời và quan tâm ngắn hạn, và thái độ này giúp các nhà lãnh đạo chính phủ và doanh nghiệp của chúng ta vượt qua được khó khăn.
Các nhiệm kỳ ngắn mà quan chức của chúng ta được bầu đã chứng minh điều này. Thật khó mà giải quyết được các vấn đề thế kỷ khi ta cứ phải lo lắng vè nhiệm kỳ bầu cử 2, 4 hay thậm chí 6 năm. Các cử tri thì muốn có kết quả ngay lập tức còn các chính trị gia lại muốn giữ ghế, vì thế việc đưa ra những quyết định khó khăn, dài hạn quả không phải là nhiệm vụ dễ dàng.
Đôi khi những vấn đề này có vẻ áp đảo ta, và khi ở tình trạng như vậy, tôi lại nhớ cuộc nói chuyện với Jacques Cousteau. Tôi hỏi ông ấy rằng đã khi nào ông ấy nản lòng hay lo lắng rằng những vấn đề mà ông ấy đang xúc tiến quá khó vượt qua hay không. Ông ấy nhìn tôi nói, “Ted, có thể những vấn đề này không thể giải quyết được, song những người có lương tri có thể làm gì ngoài việc cố gắng hết sức cho đến phút cuối cùng?”

(trang 375 – Hãy gọi tôi là Ted)

Cái nhân vật tôi trong đoạn trên là Ted Turner - người sáng lập ra CNN. Jacques Cousteau là nhà hải dương học nổi tiếng.

Ghi lại đoạn trên vì: Liệu mình đã cố gắng vượt qua những trở ngại chưa? Mình có phải có lương tri, lương tâm hay cũng chỉ biết đến chuyện lương... tiền?

Và với Jacques Cousteau, mình nhớ những buổi sáng ngồi với cả nhà xem ti vi những chương trình thế giới động vật. 

Còn với mình: Cảm giác nhiều động lực, nhiều năng lượng sau khi đọc xong một cuốn sách như Hãy gọi tôi là Ted. Nhưng lòng cũng băn khoăn: liệu mình đã thực sự cố gắng vượt qua những trở ngại hay mình cũng chỉ loay hoay với chuyện lương... tiền.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét