Thực ra, không dự tọa đàm, chỉ vì đã đọc cuốn Hồ Quý Ly của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh (và thích), (hai cuốn còn lại đã mua mà lần lữa sao chưa đọc), nên tò mò đọc những bài viết tường thuật tọa đàm.
Gọi ăn theo, phải gọi là ăn theo mấy bài báo tường thuật mới phải.
Mới đọc được hai bài, mà đã muốn ăn theo rồi đây.
Bài trên TTO (đăng lại từ TT) thì vắn sờ tắt, bài trên VNE thì dài hơn.
Tâm lý đọc báo mạng thường siêng đọc ngắn hơn đọc dài, nhưng lần này để đọc tường đọc tận, cần/muốn đọc dài hơn ngắn.
Chuyện ngắn chuyện dài rồi sinh ra chuyện ăn theo như sau:
Ấy là trong cái bài trên VNE, có một đoạn như ri: Cách viết của Nguyễn Xuân Khánh cơ bản là cổ điển. Không sử dụng nhiều
lối kỹ thuật của hiện đại và hậu hiện đại, nhưng cách viết truyền thống
của ông được làm mới bằng tinh thần luận giải lịch sử - văn hóa. Không
ít các ý kiến cho rằng, đôi khi Nguyễn Xuân Khánh bị hạn chế trong chính
kỹ thuật tự sự của mình, để cho lời nhà văn lấn át lời nhân vật. Một số
ý kiến khác cho rằng tiểu thuyết của nhà văn quá dài khiến người đọc
mệt.
Cái câu cuối "Một số
ý kiến khác cho rằng tiểu thuyết của nhà văn quá dài khiến người đọc
mệt" làm mình ngạc sờ nhiên quá xá.
Ơ! Nếu sợ đọc dài rồi mệt thì đừng đọc tiểu thuyết, đọc truyện ngắn đi cho khỏe, hoặc đọc truyện cực ngắn đi cho cực khỏe.
Hoặc là viết dở, đọc chán. Hoặc là viết với văn phong, với lối viết, với kỹ thuật, với từ ngữ gì gì đó làm người đọc cảm giác đọc mệt.... chứ sao lại là tiểu thuyết quá dài khiến người đọc mệt.
Và ngạc sờ nhiên là vì (một số) ý kiến này xuất hiện ở đâu mới phải chứ sao lại ở buổi tọa đàm.
Mình có lẩn sờ thẩn không? Mai mốt mình sẽ tập tành viết một truyện ngắn cực dài, và một tiểu thuyết cực ngắn... để xem người ta nói gì. Chỉ sợ chẳng ai đọc, haha, thì thôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét