12g45, vừa đọc xong Đường xa nắng mới của Nguyễn Tường Bách.
Sáng nay dậy trễ, hậu (hay kết) quả của những đêm xem Euro,
với dự định học bài, nhưng sau đó lại ôm cuốn sách này đọc.
Phải chăng, vì như trong Tôi là ai, và nếu vậy thì bao nhiêu
(Richard David Precht) đã trích lời phán của Schopenhauer:
“Bộ tư lệnh trong não
không phải lý tính, mà là ý chí. Vô thức chính là cái ấn định cuộc sống và tư
chất của chúng ta. Ý chí là tướng, và lý trí là quân. Lý trí không được tham dự
vào các quyết định thực tế và các nghị sự bí mật của ý chí, lý trí chẳng hề
biết đến những gì xảy ra sau lưng nó, Chỉ riêng ý chí nói với tôi nên làm gì,
còn lý trí chỉ việc nghe theo lời ý chí.”
Và trong chuyện này ý chí (đọc cuốn Đường xa nắng mới) đã
làm được cái nó muốn, và lý trí chỉ cung cấp cho nó một lời biện minh thích hợp
(thôi lười học lắm, lúc khác học nha).
Chưa kể lười vì ham chơi, mà cuốn sách này lại nói nhiều về
những trải nghiệm đi đây đi đó. Rồi còn một lý do biện minh thuyết phục khác,
rằng đã đọc phân nửa trước đó, trong những lúc thức chờ đến các trận đá banh,
cũng như những lúc dùng nó làm giải pháp dỗ giấc ngủ trở lại sau các trận đá
banh. Nay, nên tiếp tục hành trình.
Hành trình trước đó đã được mở đầu bằng một câu của Khuyết danh in trong sách “Đời người
không đo bằng bao nhiêu hơi thở, mà bằng những nơi chốn và khoảnh khắc làm ta
nín thở.”
Cái tư tưởng này cũng hên xui, tùy theo cách hiểu tích cực hay tiêu cực. Tích cực thì
khỏi giải thích cũng đủ hiểu nghĩa bóng. Tiêu cực lại cần giải thích theo đúng
nghĩa đen: ví dụ như những lần đi ngang qua những nơi bốc mùi.”.
Đùa thôi, thậm chí, còn hơn cả đùa, là trong những trang gần
cuối, bỗng nhiên lóe ra một câu khác, và đã ghi vào sách như sau: Đời người đo
bằng lúc thở… đến lúc… tắt thở”, đã mở ngoặc có cũng như không danh, rồi đóng
ngoặc.
Khép sách lại và nghĩ đến chuyện mở máy gõ vài dòng. Một
cuốn sách lạ kỳ vì nhiều câu chuyện lạ kỳ trong nó, vì hàm lượng thông tin ngồn ngộn, vì vân vân và vân vân... Tiếc thay người ta chỉ in có mỗi 1.500 bản, trong khi, cuốn này hoàn
toàn có thể in nhiều hơn thế, chưa kể hàng loạt cơ hội, tên tuổi để tổ chức
những sự kiện giới thiệu. Chắc rồi sẽ tái bản dài dài, nhưng tại sao phải thế để tốn kém thêm chi phí mà không in số lượng lớn từ đầu sẽ tiết kiệm hơn.
Và tác giả Nguyễn Tường Bách theo như trên bìa sách, sinh
năm 1948. Con số 1948 làm mình liên tưởng đến VQ. Giờ này cũng đang vi vu trời
tây. Liên tưởng thế và thấy vui, và có lẽ đó là lý do chính thúc đẩy chuyện mở
máy gõ vài dòng.... mà bạn (vì - hoặc nhờ) một cơ duyên nào đó đang được (hoặc bị) đọc những dòng này.
Chúc đời mỗi người, không chỉ những người sinh năm 1948 và
cả người sinh sau đó 30 năm, cũng như với bất cứ ai, sẽ có nhiều cơ hội được
đi, bởi “Những ai đã đi đều biết đi là mở rộng tâm, là buông xả, là gia nhập
vào một đoạn người…” (trích Đường xa nắng mới).
Và đi mà nhớ lời Goethe nói, mà Đường xa nắng mới cũng đã
trích dẫn “đi để mà đi chứ không phải để đến.”.
Ràm ơi, đi hè!
Đi mô?
Đi mô cũng được. Miễn đi được rồi.
Rứa có phí không? Đi phải biết đi mô.
Nhưng đi để mà đi, chứ có phải đi để mà đến!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét