2. Sách về người đồng tính. Hóa ra vậy càng hay, vì cũng đang có nhu cầu tìm hiểu về người đồng tính.
Nhưng rồi, mới đến trang 42 đã thất vọng tràn trề vì thấy dịch luộm thuộm quá. Tiếc cho một cuốn sách được khen từ bản gốc là hay.
Giờ ta nên:
- Không đọc nữa?
- Lướt lướt cho hết tác phẩm, vì dù gì đây cũng là một cuốn sách (gốc) hay?
Nói có sách, mách có chứng, cụ thể bằng một đoạn ở trang 42:
Lũ cớm trên những chiếc xe mô tô của chúng sẽ chẳng phát hiện được gì để mà (bỏ chữ mà được không - chữ trong ngoặc là của CR) rú ánh đèn nhấp nháy màu đỏ của chúng (hú còi, rụ đèn - bỏ luôn chữ của chúng, chữ nhấp nháy) nhằm (bỏ luôn chữ nhằm) cảnh báo ông dừng lại và (bỏ chữ và được không) tấp vào lề đường, để mà (rồi) từ đó hộ tống ông một cách nhã nhặn nhưng đầy cứng rắn (vừa đủ lịch sự nhưng cũng đủ cứng rắn/ nghiêm khắc) đến nhà dưỡng lão, nơi những công dân có thâm niên cao an nhàn đi vào tuổi giả (....)
Cái cụm công dân có thâm niên cao này chắc hiểu là những người hưu trí làm việc lâu năm, nhưng dịch và in nghiêng như thế nghe cũng chẳng xuôi tai chút nào.
3. Dù gì cũng cần ghi lại một số từ nhờ đọc mới biết:
- Chứng hở môn vị: Hở/hẹp môn vị - môn vị là cái van đóng mở giữa thực quản và dạ dày. Đây là một trong những triệu chứng làm cho hơi thở bị chua.
- Kết tràng: Manh tràng, kết tràng và trực tràng là ba thành phần chính của ruột già.
Trong đó kết tràng là thành phần chính của ruột già, được chia làm 4 phần: kết tràng lên, kết tràng ngang, kết tràng xuống và kết tràng xích ma. Kết tràng lên đi từ manh tràng đi lên dọc theo bên phải ổ bụng cho đến khi gặp gan chỗ gặp gỡ nó uốn cong gọi là góc phải góc gan. Sau đó nó trở thành kết tràng ngang, đi ngang qua ổ bụng. Khi đi đến gần lách ở bên trái, nó quay xuống để tạo thành kết tràng xuống chỗ uốn cong gọi là góc trái hay góc tụy. Và khi đi vào khung chậu nó có hình chữ S tạo thành kết tràng xích ma.
Nhân tiện, sách viết thế này, mình đọc và cảm giác trúc trắc. Cũng không có trong tay bản gốc để đối chiếu, nếu có cũng không đủ trình để đối chiếu, nhưng mình nghĩ, thay vì, cứ phải cụ thể là hở môn vị hay kết tràng, nghe nó là lạ (nhưng biết đâu thực ra nó quen mà mình lần đầu gặp nên thấy lạ), thì cứ phang luôn van dạ dày, và ruột già cho dễ hiểu hơn chăng.
Đoạn đó như sau:
… để giúp ông thư giãn trước những cơn đau co thắt do chứng
hở môn vị giày vò, để tán gẫu cùng ông và kéo ông ra khỏi sự sầu muộn, để khai mở (sách in nghiêng chữ này, không
rõ dụng ý của việc in nghiêng) những phản xạ có điều kiệu của kết tràng của
ông.
Thử liều mạng dịch lại là:
... để giúp ông thư giãn trước những cơn đau co
thắt của chứng hở van dạ dày, để tán gẫu cùng ông, và kéo ông ra khỏi sự sầu muộn,
để kích thích (thay cho khai mở chăng) ruột già ông những phản xạ có điều kiện.
Cách hành văn, với người này là hợp, với người kia là trúc trắc, lủng củng. Đoạn đầu bạn trích dẫn có hơi lặp từ 1 chút, nhưng không đến nỗi là cẩu thả. Cái cẩu thả của cuốn sách này là lỗi chính tả tràn lan.
Trả lờiXóa"Chứng hở môn vị" không lạ đến thế đâu bạn, nhiều người dân thường còn sử dụng từ này nữa mà. Mình có sở thích đọc sách bản gốc trước rồi mới đọc bản dịch, nên rất bực mình khi các dịch giả vì để độc giả dễ hiểu hay để đọc thuận miệng mà "đi đường vòng", làm mất cái hay của bản gốc.
Nói chung cuốn này dịch tàm tạm, không tệ nhưng cũng không có gì đặc biệt