Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 21 tháng 9, 2014

Alzheimer và chuyện nhớ, quên




Acabo de leer una informacion interesante en ElPaís, que trata que hoy (el día 21 de septiembre) es el ‪#‎DiaMundialdelAlzheimer.

Esta tarde, cuando tomaba café antes del trabajo, escuché un hombre viejo hablando solomente. 

Pensaba que él está enfermo de Alzheimer. 



Mi abuela ahora está enferma de Alzheimer también. Ella no ha recordado nada ultimamente.

"Ellos saben el final que les espera. Pero luchan cada día por ser felices" es una frase del articulo sobre ‪#‎DiaMundialdelAlzheimer.

Gracias a Google Traducir, lo sé que significa: "Họ biết kết cục đang chờ đợi họ. Chiến đấu mỗi ngày cho hạnh phúc".

Sao biết họ biết? Có chắc quên là hạnh phúc?

Không khỏi không nhớ hai câu thơ trong một bài thơ ngày xưa đã đi tới đi lui trong sân nhà để cố học thuộc, rốt cuộc chỉ nằm lòng hai câu:

Tại sao nhớ những điều đáng ra phải quên
Tại sao quên những điều lẽ ra phải nhớ.”

Chiều nay, trong quán cà phê, khi nhìn ông cụ lẩm bẩm nói chuyện một mình về những sự kiện nào đó, liên tưởng đến chuyện đã quên sạch tất cả của bà ngoại, lại tự hỏi mình mai mốt về già, mình sẽ ra sao.

Và que sera, sera!

Thứ Sáu, 19 tháng 9, 2014

Ngày 19-9 - bầu



Hoy, el día 19 de septiembre de 2014, los escoceses votan para dicidir que Escocia mantenga íntegro el Reino Unido de Gran Bretaña e Irlanda del Norte o llegue a ser un país independiente.

Otra información interesante es que en el día 19 de septiembre de 1893,  por primera vez, las mujeres pueden votar. Con la sanción de la ley que aprobaba el sufragio femenino, Nueva Zelanda se convirtió en el primer territorio del mundo en el que las sufragistas consiguieron su objetivo.

Espero que todo el mundo pueda decidir todas cosas gracias a la votación.

Hôm nay, 19-9-2014, người dân của xứ đàn ông mặc váy đi bầu để quyết xem sẽ gắn bó với Anh hay không (và như đã biết: họ chọn việc ở lại).

Tình cờ biết được nhờ trang Historia rằng: Đúng cách đây 121 năm, người mặc váy thực sự lần đầu tiên có quyền bầu cử. Và Tân Tây Lan là cái xứ sở đầu tiên trên quả đất này đem đến cho một nửa thế giới cái quyền rất chi nam nữ bình quyền đó.

Giá tất tần tật mọi thứ trên cõi đời này đều giải quyết bằng cách bầu cử mà quyết định.

Lại nói thêm về chuyện bầu. Trong cái chuyện bầu cử, thì phụ nữ chỉ được bầu từ năm 1893. Nhưng trong chuyện bầu bì, đàn ông còn phải chờ có khi cả trăm, hoặc ngàn, thậm chí vài trăm ngàn năm nữa mà chưa chắc được. Cũng may, bù lại, đàn ông giúp phụ nữ chuyện bầu bì.


Thứ Bảy, 13 tháng 9, 2014

Viết ngắn 1

Tặng chị VL

Chị rủ (rê) mình Viết ngắn. Mình hào hứng nhưng không dám nhận lời, bởi sợ thói nói dài, viết dài đã (lây) nhiễm trong người hồi nào không hay… khi viết sẽ dây cà dây muống. Kiểu như mình quen lòng thòng báo, đài “tham gia giao thông” thay vì “đi đường”, “điều khiển xe lưu thông” thay vì chỉ cần “chạy xe”. Hay là biểu ngữ đầy đường “Nói không với việc sử dụng ma túy”, chỉ cần ngắn (gọn) là “Đừng chơi ma túy”. Ấy là chưa kể việc tiêm nhiễm hội họp “kính thưa các loại” (!?)
Cũng biết đâu được, chuyện (nghe) nói dài đã thành thói quen, có khi nói ngắn lại kỳ kỳ. Vô họp mà kính thưa người này, thiếu đi người kia có khi cũng kẹt. Hoặc đã quen “tiến hành thực hiện” chuyện gì đó, mình nói mỗi chữ “làm” nghe có què cụt, bất lịch sự không?
Nói ngắn gọn, mà làm người đọc thấy thấm thía, nghĩ suy, hoặc đơn giản có khi chỉ là một cái cười haha thoải mái, là điều khó vô cùng. Để nói một hiểu mười không chỉ lệ thuộc trình người nghe mà người nói cũng phải biết dùng từ dễ hiểu, đắt giá, lại còn dây dưa mối giao cảm giữa người nghe, kẻ nói.…
Nhưng trên hết mình biết là sợ nhận lời mà không làm được thì coi sao đặng… Vì như vậy là gián tiếp làm khổ bà chị… đặt niềm tin sai người. Đâu dễ dàng nhận lời làm một việc nào đó rồi sau đó đổ thừa “thiếu trình độ”, “năng lực còn hạn chế” (cụm từ này dân gian ngắn gọn là “ngu mà lì”).

Nên khất chị, dạ thôi thôi em không dám, chỉ hứa khi mô có chi hay ho, em xin sẵn sàng gửi chị, trước đọc cho vui, sau chị thấy hay ho thì chị cứ xài.