Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

Anh yêu em

Hôm nay 1-4, nói lời "anh yêu em", với 100 cô mà cả trăm cô hí hửng ra mặt, làm mình bỗng nhiên hoang mang. Liệu có phải 1-4 nên cô ấy dối lòng ừ cho vui ngày cá, hay vì mình hấp dẫn đến mức.... ngu gì các cô ấy không hí hửng.
Liệu có nên nói thêm câu ấy với 900 cô nữa để xem tình hình sao?

Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2014

Chúc ngày một tốt lành



Sách (một sản phẩm) giảm giá – người được lợi đầu tiên là ai? Câu trả lời: người tiêu dùng (người mua sách – chưa chắc là người đọc, hehe). Nguyên nhân giá sách đắt,  chủ yếu được giới xuất bản đưa ra lâu nay là do khâu phát hành chiếm phần chiết khấu rất cao so với những phần còn lại. 

Nay, việc nhà phát hành (Tiki và Vinabook) chủ động giảm giá để đưa sách đến được với nhiều người tiêu dùng hơn thiết nghĩ chính là đã góp phần giải quyết được cái thực trạng giá sách đắt. Nhưng, đụng vào nồi cơm của nhau, các nhà phát hành khác la oai oái, đến mức nhà sản xuất phải nhúng tay khiến hai nhà phát hành đang giảm giá phải đưa… giá sách đến tay người tiêu dùng… lên trở lại.

Theo như NXB Trẻ (nhà sản xuất) cho biết, với đầu sách Chúc một ngày tốt lành (Nguyễn Nhật Ánh) chiết khấu 35% + 10% ưu đãi nhân sinh nhật (24-3). Không biết mức này NXB Trẻ dành cho tất cả các đơn vị phát hành, hay chỉ ưu ái một số đơn vị trong đó có Tiki và Vinabook? Hay còn có thêm một số điều kiện khác, kiểu như A mua của tôi x cuốn, thanh toán (trả tiền tươi, trả trong vòng y ngày, hay z tháng?) thì được ưu đãi kiểu đó, còn ít hơn x cuốn (hoặc y ngày), anh chỉ được, ví dụ: 32% (chiết khấu) và 8% (ưu đãi). 

Nếu câu trả lời là các đơn vị phát hành đều được NXB Trẻ “cư xử” công bằng với đầu sách Cho một ngày tốt lành, thì đặt tiếp một câu hỏi là tại sao các đơn vị phát hành khác không dám làm điều tương tự như Tiki và Vinabook đã làm. 

Nếu câu trả lời là các đơn vị phát hành đã được NXB Trẻ “cư xử” có phần khác nhau, nên trong trường hợp này, Tiki và Vinabook có được những điều kiện riêng để giảm giá (mà các đơn vị phát hành khác không làm được) thì vấn đề đặt ra sẽ là các đơn vị phát hành khác sao không tìm cách đạt được thỏa thuận như Tiki hay Vinabook có được với NXB Trẻ.

Hai đơn vị đua nhau giành khách là tiki và vina đã chiết khấu tới mức 46% (không bàn đến những chi phí nhân công , mặt bằng, giao sách… này kia, tức là đơn vị phát hành chịu lỗ 1% so với tổng hai con số trên). Trong chuyện kinh doanh, nếu chỉ nhìn vào con số này thì thấy lỗ, nhưng cũng phải nhìn thêm đây là một trong những chiêu quảng cáo, thu hút khách hàng. Vậy phần lỗ này, có thể được tính vô chi phí quảng bá. Nên bảo lỗ thì lỗ trên đầu sách đó, chứ còn lời/ lỗ thực sự có khi nên tính thêm những điểm khác nữa. Ví dụ như lỗ chừng đó tiền, nhưng có thêm được vài ngàn khách hàng mới; bán được thêm những cuốn sách khác (tuy không giảm giá khủng nhưng nhờ cuốn này mà các cuốn khác được biết đến…)

Giả sử bây giờ, một nhà sách khác chơi chiêu này thì có được không? Tặng 1.000 cuốn sách này cho 1.000 khách hàng đăng ký/ sử dụng một dịch vụ nào đó (mua một cuốn khác, làm khách hàng thường xuyên…). Liệu cách làm này có phạm luật? Cách làm này có khiến những đơn vị phát hành khác la oai oái như hiện nay?

Có phải tiki và vinabook giảm giá được trong khi các đơn vị phát hành khác lại không thể vì chính các đơn vị khác chưa xử lý tốt chính những bài toán kinh doanh của mình nên không thể giảm được giá tương tự? Hay vì những đơn vị phát hành khác dùng kinh phí để đầu tư những dịch vụ khác tốt hơn khách hàng nên không thể giảm giá? Vậy những dịch vụ khác tốt hơn là gì, hãy tìm cách công bố điều đó để người đọc tiếp cận, so sánh và chọn lựa.

Với việc lỗ thấy rõ (cho chính đầu sách này), chắc chắn Vinabook và Tiki chẳng dễ gì kéo dài cuộc đua. Vậy lẽ ra nên để chính hai đơn vị phát hành này tự quyết định sức đua của mình thay vì nhà sản xuất tham gia vào. Một khi quá sức chịu đựng của chính mình, các đơn vị phát hành sẽ phải điều chỉnh, sao cho hài hòa lợi ích của chính mình (để còn tồn tại), với đối thủ (để còn cạnh tranh), và với khách hàng (để còn có cung có cầu).

Không thể nói rằng, việc giảm giá như vậy tạo cho người tiêu dùng tâm lý chờ khuyến mãi sốc mới mua hàng. Vậy việc các mặt hàng khác như mặt hàng điện tử đang tung những chiêu khuyến mãi sốc không sợ mang lại tâm lý này cho khách hàng? 

Fan của Nguyễn Nhật Ánh liệu vì tiết kiệm vài chục ngàn đồng để nuôi đó tâm lý chờ sách khuyến mãi rẻ hơn mới mua sau một thời gian hay sẵn sàng mua ngay với giá chưa giảm? Giữa việc sớm giảm giá để đầu sách được tiêu thụ nhanh, sớm thu hồi vốn với việc để sách giá cao nên bán chậm, thậm chí sau đó ế phải giảm tới mức 60-70% (mà chưa chắc bán được), nên chọn lựa phương án nào?

Nên trong chuyện dừng lại đợt giảm giá đặc biệt của Tiki và Vinabook dành cho Chúc một ngày tốt lành này, thấy có vẻ như các đơn vị sản xuất, phát hành chưa thực sự nỗ lực đem sách đến gần hơn, nhanh hơn với người tiêu dùng, chưa đứng về phía người tiêu dùng.

Trong lúc chờ đợi sự xoay trở mạnh mẽ của các đơn vị phát hành lẫn xuất bản, người tiêu dùng là tôi đành sửa tựa sách của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh là Chúc ngày một tốt lành vậy!

Thu xếp và chia tay

Hôm nay, chứng kiến một anh đến tuổi về hưu dọn dẹp, thu xếp và nói lời tạm biệt với những người (thân) quen trong chỗ làm, tự nhiên nhớ lại cái buổi tối loay hoay dọn dẹp, viết email, tặng quà thuở năm xửa năm xưa.
Gần đây, cũng dọn dẹp cái tủ làm việc trên tinh thần chỉ cần nói một lời giã biệt là biếng. Gì chứ, đồ đạc thì dễ, những gì thuộc về trong lòng mới khó. Cái sự dọn dẹp ấy, được mấy hôm rồi lại đầy lên, với những đồ đạc mới. 
Một cô đồng nghiệp vừa rồi cũng thu xếp, dọn dẹp cho một chuyến đi. Đi vội quá nên thậm chí chưa kịp nói lời từ biệt.
Người ở lại, sau những lời chia tay, chúc tụng, hứa hẹn... trong lòng có chút ngậm ngùi, bùi ngùi nào nữa không? Hay chỉ những lời nói thiệt lòng đó, mà rồi cũng chóng qua đi.
Còn người đi, chắc ngổn ngang tâm trạng.
Giá cuộc sống đừng phải ràng buộc bất cứ thứ gì.


Thứ Ba, 11 tháng 3, 2014

Thế giới tiếp thị và thế giới tiếp nữa

Đây là hình ảnh chụp lại từ trang 1 của Thế giới tiếp thị số 1 ra ngày 3-3 và số 2 ra ngày 10-3. Người đọc có thể nhận thấy việc phải nói hai lời của một ban biên tập.
Thấy và thông cảm.
Âu cũng là một ví dụ thú vị cho chuyện viết...lách.

Nay có vè rằng:

Số 2 trước, số 1 sau
Nếu mà ngược lại hết đau dạ dày.




Thứ Hai, 10 tháng 3, 2014

Về đô

Sài Gòn trời nắng như điên
Ước gì mình được nằm yên ở nhà
Sài Gòn trời nắng như là
Ước gì mình được ở nhà nằm yên

Thứ Bảy, 8 tháng 3, 2014

Thế giới tiếp thị và Sài Gòn tiếp thị

Sau khi xem hai tờ Thế giới tiếp thị và Sài Gòn tiếp thị, nhận xét như sau:
Một là bình cũ rượu mới. Một là bình mới rượu cũ.
Tình hình trưa nay (5-3), vào trang Thế giới tiếp thị online thì đã xuất hiện một màn hình như ri:



Và hình dưới đây thì chụp màn hình vào chiều nay 11-3


Thứ Hai, 3 tháng 3, 2014

Ứng ngân sách giúp Sài Gòn Tiếp Thị (bộ cũ) trả nợ

Ứng ngân sách giúp Sài Gòn Tiếp Thị (bộ cũ) trả nợ - đó là thông tin trên Tuổi Trẻ Online ngày 3-3.

Bản tin cho biết: Đây là quyết định của UBND TP.HCM khi đồng ý tạm ứng ngân sách gần 6 tỉ đồng để giải quyết chế độ, chính sách đối với người lao động của báo Sài Gòn Tiếp Thị (bộ cũ).

Bản tin nêu: 

Cụ thể sẽ có 727 triệu đồng để trả khoản nợ của báo Sài Gòn Tiếp Thị (bộ cũ) với cơ quan Bảo hiểm xã hội TP.HCM. Số tiền trên 5,2 tỉ đồng còn lại được dùng để giải quyết trợ cấp thôi việc cho người lao động tại báo Sài Gòn Tiếp Thị (bộ cũ), trả nợ lương cán bộ, công nhân viên và tiền nhuận bút từ tháng 6-2013 đến tháng 2-2014.

UBND TP cũng yêu cầu số tiền tạm ứng gần 6 tỉ đồng này phải được hoàn trả cho ngân sách TP ngay sau khi bán được trụ sở của báo Sài Gòn Tiếp Thị (bộ cũ) tại số 25 Ngô Thời Nhiệm (P.6, Q.3).
Để đảm bảo khả năng này được thực hiện, UBND TP giao báo Sài Gòn Tiếp Thị (bộ cũ) phải chuyển vào tài khoản tạm giữ của Sở Tài chính TP toàn bộ số tiền bán trụ sở. 

Câu hỏi được tôi tự hỏi là: sao việc ứng ngân sách này không được thực hiện sớm hơn để duy trì tờ SGTT (bộ cũ). 
Nhưng hỏi cũng là trả lời vậy. 

 

Chủ Nhật, 2 tháng 3, 2014

Sài Gòn tiếp thị, Thế giới tiếp thị và Thời báo Kinh tế SG

Ngày 28-2, Sài Gòn tiếp thị bộ cũ chia tay cõi đời. Nên dĩ nhiên, ít lâu sau (chẳng biết chính xác thời điểm nào), tên miền www.sgtt.com.vn cũng nói lời giã biệt.


Một cách để đọc lại những bài vở trên trang này, là vào trang http://tgtt.motthegioi.vn/, vì toàn bộ hàng họ đã được khuân vác vào bằng một số chỉnh sửa, đại loại như thay tên miền, sửa chữ sgtt thành chữ tgtt. Bên dưới các bài vở có thêm ghi chú: (Một Thế Giới có xin phép sử dụng lại tin bài của báo SGTT trực thuộc ITPC trước đây)

Không khó để nhận ra dấu vết cũ, vì giao diện của TGTT giống y chang SGTT, và cả những chữ còn sót lại như Phòng mạch SGTT (chưa được sửa thành Phòng mạch TGTT), hay mục Nhật ký trên những đôi giày (vốn là một mục của SGTT)






Hay chữ Sài Gòn tiếp thị còn hiện rành rành ra đó (như hình dưới)


Và lời chia tay của SGTT, vẫn còn đó trên TGTT



Cùng với đó, là thông tin: Bắt đầu từ sáng 3.3, một ấn phẩm báo chí có tên Thế Giới Tiếp Thị sẽ ra mắt bạn đọc với tuần suất mỗi tuần một số, phát hành vào ngày thứ hai hàng tuần, theo giấy phép số 75/GP- BTTT do Bộ Thông tin truyền thông cấp ngày 25/02/2014. -- chữ tuần suất gõ dư chữ u thay vì tần (được đăng tải tại đây: http://motthegioi.vn/xa-hoi/ra-mat-an-pham-the-gioi-tiep-thi-49764.html).



Bên cạnh tờ báo giấy, đội ngũ Thế Giới Tiếp Thị cũng sẽ tham gia thực hiện phiên bản điện tử. Bạn đọc có thể truy cập một trong hai địa chỉ: www.thegioitiepthi.com.vn; www.tgtt.vn. Văn phòng của Thế Giới Tiếp Thị đặt tại 345/134 Trần Hưng Đạo, phường Cầu Kho, quận 1, TP.HCM. ---- Thực tế, khi bấm vào các link trên, được trỏ về http://tgtt.motthegioi.vn/

Ngoài ra, cũng ngày 3-3, tờ Sài Gòn tiếp thị bộ mới ra đời. Bộ mới này do Thời báo Kinh tế Sài Gòn thực hiện, chưa biết phiên bản điện tử của nó sẽ xuất hiện ở đâu (liệu sẽ "quay về" địa chỉ sgtt.com.vn chăng?). Trên trang điện tử của Thời báo Kinh tế Sài Gòn (http://www.thesaigontimes.vn/) vẫn chưa thấy tăm hơi gì của bộ mới.



Quả là những trường hợp đáng ghi lại nếu có ý định viết về lịch sử báo chí cách mạng VN (nền báo chí mà, đang ngày càng chuyển hướng thành nền PR Việt Nam)

Viết thêm:
Trên Thanh Niên Online và BBC tiếng Việt trưa 3-3 cũng có đăng thông tin: SGTT và TGTT phát hành cùng ngày hai báo đều nhận có bề dày 19 năm phát triển

Link trên TN
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140303/sgtt-va-tgtt-phat-hanh-cung-ngay-hai-bao-deu-nhan-co-be-day-19-nam-phat-trien.aspx


Link trên BBC: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/03/140303_sgtt_new_papers.shtml

 

Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2014

Cái mồm, chim mặt ngu, con vẹt

“Thượng đế sinh ra cho chúng ta mỗi người một cái mồm. Cái mồm ấy có bổn phận phải nói thật những điều mình nghĩ, dù đúng hay sai nhưng nó là của mình. Không có lý do gì cái mồm mà thượng đế ban cho ta lại phải nói những điều dở hơi của kẻ khác muốn…”

Ý kiến của đạo diễn Trần Văn Thủy trong bài viết Như một lời chia tay, giã từ Sài Gòn tiếp thị số cuối cùng ra ngày 28-2.

Mình nói lời tạm biệt với Phiếm, mục mà với mình hay nhất trong các mục tương tự trong làng báo Việt.

Con chim mặt ngu nào đó ơi, cất tiếng hót chi nữa, khi giờ lắm nơi chỉ toàn loài vẹt, khước từ cả quyền dùng đến cái mồm của mình bằng lệnh cắt, dán từ những thông cáo báo chí.

Thôi cũng copy, paste vì biết đâu một ngày nào đó, cái mẫu Phiếm cuối cùng này cũng tự nhiên biến mất.

Nơi đang chờ ai điếu

Hổm rày muông thú cứ thấy chiều xuống là có một con chim mặt ngu bay vào rừng đứng khóc thảm thiết, khiến cả một cánh rừng nhuốm màu sầu thảm. Dù đã được đồng loại xúm vào hỏi han, chim mặt ngu vẫn thút thít khôn nguôi. Một con sẻ vừa được phóng sinh bay từ thành phố về chợt phát hiện: “Tao biết nó: đó chính là con Flappy bird! Để tao!” Sau đây là nội dung cuộc tư vấn tâm lý:
- Cớ sao mi buồn?
- Hic hic... Tao buồn vì bay qua được bao nhiêu là ống nước, mang về cho ông chủ cơ man là tiền, vậy mà đang lúc vui nhất thì phải bỏ cuộc chơi!
- Để tao kể chuyện này. Có những người đồng cảnh ngộ với mày, mà kết cục của họ thê thảm hơn nhiều! Họ cũng giống mày ở chỗ không được thẳng cánh bay giữa trời cao đất rộng mà phải khép nép luồn lách giữa bao chướng ngại, chỉ khác là thay vì bay giữa mấy cái ống nước như mày thì họ bay giữa búa trên và đe dưới...
Nghe đến đây chim mặt ngu lại sụt sịt:
- Nghĩ thật tủi, sinh ra làm chim mà không được tung cánh giữa trời mây! Hic hic... Thôi, kể tiếp đi.
- Thế rồi một ngày kia, dẫu gió mưa vùi dập họ vẫn miệt mài vỗ cánh thì đột ngột bị buộc tự game over! Mày nghĩ đi: ông chủ mày chủ động nghỉ chơi, còn họ sau khi game over còn phải bàn giao tên tuổi cái game bao năm gầy dựng cho người khác chơi, ai đáng buồn hơn?
Chim mặt ngu hớn hở hẳn ra:
- Thế thì so với họ tao may mắn hơn nhiều. Ờ, nhưng mà địa chỉ họ ở đâu để tao tới hót một bài ai điếu?
- Cứ tới khu vực nhà tang lễ đường Lê Quý Đôn...