Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013

Côn Sơn Côn Sơn Côn Sơn

Quyết định đi Côn Sơn, vì không lẽ đã đến được thành phố Hải Dương mà không ráng được tiếp Côn Sơn.
Đứng gần cả tiếng đồng hồ chờ bắt xe buýt (xe số 208-207, đều ngang Sao Đỏ - Chí Linh) dưới nắng và cuối cùng đi xe ôm. Đi rồi mới biết có khi đi bằng xe ôm nhanh hơn xe buýt (giá 150k so với giá không biết mấy k nhưng chắc rẻ hơn nhiều), vì xe buýt cứ chạy lòng vòng, chầm chậm chờ khách (như quan sát mà thấy).
Đến Sao Đỏ. Và từ Sao Đỏ đi tiếp vô Côn Sơn. Và từ Côn Sơn ráng tiếp Kiếp Bạc.
Ở Kiếp Bạc viếng nơi thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, và theo lời anh Đoàn (chạy xe ôm ở đây) cho biết, có đến 30 ngôi mộ của Hưng Đạo Vương, nhưng chẳng biết mộ nào mộ thật.
Từ Kiếp Bạc ngược lại Côn Sơn, ghé thăm đền thờ của Nguyễn Trãi và ông ngoại của ông, Trần Nguyên Đán. Trước đó, cũng kịp vãng cảnh chùa Côn Sơn.
Đêm nằm lại ở nhà khách Hồ Côn Sơn, với giá 340k/ đêm. Hồ Côn Sơn thật đẹp, thật bình yên.
Và đó là một đêm vui ơi là vui với những nụ cười.
Ấn tượng Côn Sơn chính là anh xe ôm tên Đoàn: điện thoại tới, điện thoại lui để chỉ cách bắt xe đi Mỹ Đình, thậm chí còn bảo ra tới sân bay thì nhắn tin cho anh yên tâm. Dặn tới dặn lui chỉ trả 30 nghìn.
Và anh chàng tên Phong ở nhà khách Hồ Côn Sơn cũng thật dễ thương, khi thấy mình đã leo lên xe ôm ra khỏi cổng, còn chạy theo dúi vào tay lon coca và bảo: anh đi đường uống cho mát.
Đến một nơi lãng mạn hữu tình như thế, nhưng chằng hiểu chữ nghĩa đi đâu, nên đành lôi sở đoản ra đây vậy. Người được mệnh danh thiểu năng chụp hình xin hầu một số tấm sau:

Hình dưới: Hồ Côn Sơn nhìn từ căn phòng A310 (nhìn bằng con mắt bên trái)


Hình dưới nữa: Hồ Côn Sơn cũng nhìn từ căn phòng A310(nhìn bằng con mắt bên phải)


Và một số hình khác như là:

Cổng đền Kiếp Bạc


Cổng chùa Côn Sơn


Giếng Ngọc (trong chùa Côn Sơn)

 
Và còn vô số hình ảnh khác nữa mà bạn có thể google một số cụm từ như Côn Sơn, Kiếp Bạc.... để xem.
Lại nói là đã đi bộ muốn rả cái giò ở đây, để nghe được tiếng suối róc rách mà cụ Nguyễn Trãi từng viết trong bài Côn Sơn ca, hay leo lên đền Thanh Hư để vào thăm cụ Trần Nguyên Đán.
Trở ra, nôn nao nôn nóng, nên không kịp ghé thăm tiếp nơi thờ cụ Chu Văn An.... Nên xem như một lời mắc nợ để còn có dịp quay lại Côn Sơn vậy.


 


Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2013

Viết khi ngang phố Trường Tiền/ Thấy nhiều cảnh rất làm phiền bản năng

Thơ cấm người không tiểu ngoài đường đọc.

Kem, kem, kem
Kem, kem, kem
Nhìn người ta liếm tèm lem. Thế là...
(Thèm)
A a a
A a a
Thấy người ta mút rất là
Tèm lem
(Em)
Rằng kem chắc mùi vị... em
Chắc em  ngọt, mát... như kem Tràng Tiền


Nào thôi nhắm mắt thật thiền
Tránh xa cảm giác làm phiền bản năng.
Nhiều khi cảm xúc hung hăng
Nhiều khi ham muốn rất căng... cứng người.


Đề nghị đọc xong thì cười!
Chứ đừng liên tưởng đã đời... Chết anh!
Rằng trong tục nó có thanh
Rằng trong ba chấm..., nỗi nhớ thành chấm than!

Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2013

Mất sóng

Gương mặt em hiện ra
Và anh rơi nước mắt
Sóng nào ập vào nhau?
Sóng nào đang biến mất?

Có phải rằng sự thật
Mang hình hài nỗi đau?
Trời mưa xám một màu
Khóc tình ta tan nát?

Biết tình như canh bạc
Ta đặt cược niềm tin
Cảm xúc nào max- min
Trồi sụt như... cơn sóng

Và đời anh lóng ngóng
Và đời em chông chênh

Ngày tháng nào thác ghềnh
Ngày tháng nào bão nổi

Và bao giờ gió thổi
Sóng đi về phía nhau
Sóng đi về phía nhau
Sóng đi về phía nhau
Sóng đi về phía nhau

Thứ Ba, 11 tháng 6, 2013

Trích từ trang 3



Có một lúc nào đó bạn hồi tưởng lại cuộc đời đã qua, quãng đời bao gồm biết bao kinh nghiệm, kỷ niệm. Có kinh nghiệm dễ chịu thoải mái, có kinh nghiệm khó chịu. Có kỷ niệm sâu xa, có kỷ niệm không còn để lại chút ấn tượng nào. Có kinh nghiệm giá trị, có kinh nghiệm không góp phần vào kho tàng ký ức. Dĩ nhiên các kinh nghiệm, kỷ niệm của con người thì khác biệt vô cùng, và không có hai người nào lại có chung những kỷ niệm giống hệt nhau. Tuy nhiên có những kinh nghiệm, kỷ niệm mà người ta có thể chia sẻ. Và âm nhạc là một kinh nghiệm thuộc loại này. 
.....
(và thay cho lời cám ơn chân thành)