Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 31 tháng 10, 2011

Cốt lết

Không biết chính xác thì sẽ là cốt lết, hay cột lết. Giọng Huế (và Quảng Trị cũng vậy) trong cách nghe của người nơi khác thì khi phát âm dấu sắc thường ra dấu nặng. Bằng chứng là bạn bè tôi đi đâu cũng khuyến khích tôi hát bài Ca Dao tuyệt vời, tôi và em, để được phá lên cười khi tôi vừa cất tiếng: Cắt... nửa vầng trăng.
Nhưng đang nói chuyện cốt lết.
Ngày xưa, khi còn bé thơ, vẫn nhớ mỗi lần ba mẹ đi đâu, thì mẹ thường làm sẵn một chảo cốt lết chiên, và một nồi cơm, hai anh em tôi cứ thể ở nhà, sẽ tự biên tự diễn. Đó quả thực là những bữa ăn rất ngon... vì hình như, cũng không chắc chắn lắm, thuở ấy, thịt là một món ăn lâu lâu mới được ăn.
Nội dung liên quan đến cốt lết chỉ có vậy thôi, được nhớ và viết lại nhân trưa nay ăn cơm cốt lết. 
Giá mẹ còn sống, thì tối nay, hẳn ba đang mở trang này lên cho mẹ đọc; hoặc ít ra trong cuộc điện thoại tối nay, đây sẽ là một đề tài để nói.
Còn bạn? Chắc vẫn đang đánh vần lẫn phát âm chữ "Cắt" bằng giọng Huế?

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2011

Ăn theo sát thủ đã ôm đầu mưng mủ

Ôi xứ sở sự lên gân thắng thế
Dẫu nỗi buồn té ghế
Niềm vui cũng chẳng được lên ngai

Mời đọc thêm: Thành ngữ cải biên: sành điệu gặp khó chịu

Mới xem thêm thì hóa ra trong loạt tranh của bạn Phong còn có một bức hình với hai câu:
Ác như con tê giác

Hôm nay không săn được con nào hả bố?


Ôi, cực kỳ thời sự với chuyện Tê giác một sừng đã biến mất tại Việt Nam. Nhưng tiếc là các báo không lấy để làm góc tranh biếm họa được vì cuốn sách đã được chụp mũ "phản cảm".

Thứ Ba, 4 tháng 10, 2011

Viết tiếp ca dao

Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm
Chuồn chuồn đúng thật rõ hâm...



Đói lòng ăn nửa trái tim
Uống lưng bát nước đi tìm người thương
Hèn chi đói lả giữa đường